Showing posts with label Truyện tranh. Show all posts
Showing posts with label Truyện tranh. Show all posts

[Photo] Một ngày mùa thu

Chiều thu trong lành. Mây trắng lãng đãng trôi.
Cách 10m.
Lặng im quan sát.
Cách 1m.
Cúi gần lại hỏi: "Có thể tặng tôi chút nắng được không?!"

Sau phút ngỡ ngàng là nụ cười tươi thắm dần dần hé nở. Rạng rỡ.

Hành lang chật chội ồn ào bỗng chốc mở rộng mênh mông, yên bình với từng tia sáng mặt trời lắng đọng thành thủy tinh lấp lánh, du dương theo giai điệu "Only you".



[Mangaka] Kazuya Minekura – Một mangaka độc đáo

Cách đây vài tháng, có người nhờ Helian này dịch hộ bài phỏng vấn tác giả truyện tranh nhưng do đầu óc còn đang say sưa tận chín tầng mây, vả lại cũng không phải tác giả yêu thích nên quên khuấy. Hôm nay, tự nhiên thấy có tờ note rơi ra mới giật mình. Tính cho qua luôn nhưng bụng dạ bứt rứt. Đã lỡ chén đẫy rượu thịt của người ta rồi, không làm thì lần sau hết đường ăn uống.

Vâng, đầu đuôi là thế đấy, nên hôm nay chúng ta sẽ nói về một mangaka không hẳn là cực kỳ nổi tiếng nhưng phong cách khá độc đáo – cả nét vẽ lẫn con người.

[Mangaka] Kazuya Minekura – Con đường trở thành mangaka

(Bạn có thể đọc thêm một số thông tin về Minekura tại đây)

Trong bài phỏng vấn này, Minekura-sensei sẽ chia sẻ những trải nghiệm của mình khi mới bắt đầu trở thành mangaka, sau đó là những lời khuyên bổ ích cho những ai đang muốn tiến bước trên con đường đầy đam mê nhưng cũng lắm chông gai này.

1. Điều gì khiến sensei muốn trở thành mangaka?

[Mangaka] Kazuya Minekura – Vài gạch đầu dòng

Chưa có gì dễ như việc tìm hiểu về Minekura, nguồn rất nhiều mà thông tin cũng phong phú. Thường các mangaka hiếm khi viết blog, nếu có thì cũng ít đề cập chuyện riêng. Thật may, sensei không như vậy. Bên cạnh thông tin về công việc, có rất nhiều chuyện về bản thân, về cuộc sống hàng ngày được sensei chia sẻ hết sức chân thành và còn update liên tục. Quả là rất hiếm.

Cũng phải nói thêm, trên mạng có rất nhiều bài giới thiệu khá hay, cả về tác giả lẫn tác phẩm. Nếu bạn quan tâm, xin mời Google thẳng tiến. Còn sau đây chỉ là một số thông tin được tổng hợp từ Internet, trang thông tin, BlogTwitter của Kazuya Minekura (tính đến thời điểm hiện tại – 2011).

Festival Truyện Tranh Quốc Tế Lần II

Lâu lâu rồi, cách đây khoảng hơn hai chục năm (nếu bộ nhớ Ram 128 của tôi còn hoạt động tốt), trước khi Manga xuất hiện và phổ biến tại Việt Nam, người ta thường chỉ biết đến Comic với những cái tên như Lucky Luke, Xì trum, Spirou, Tin Tin… của các họa sỹ người Pháp và Bỉ được in trong những quyển khổ nhỏ, mỏng tang, có màu.

Ngày 30 tháng 5 năm 2011 vừa qua, tôi thấy mình được trở lại thời đó khi tham dự “Festival truyện tranh quốc tế lần 2” được tổ chức tại Thư viện Hà Nội. Sự kiện này do phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam, NXB Kim Đồng phối hợp đại sứ quán Canada và Tổ chức Đại học Pháp ngữ thực hiện.

Triễn lãm mở đầu bằng lễ khai mạc, phát biểu, giới thiệu này kia, sau đó mọi người có thể vừa dùng tiệc buffet ngọt và xem triển lãm. Cho phép tôi bỏ qua phần khai mạc, khách khứa, tiệc tùng...
Sau đây là những hình ảnh về hai triển lãm được tổ chức song song

Tại buổi ra mắt Orange tập 2 của Thành Phong - Khánh Dương

Orange tập 2
Năm năm…
Râu dài bao nhiêu…
Tóc rụng mấy lần…
Sau bao lời hứa hẹn…
Nghe ngóng…
Chờ mong…
Thất vọng…

“Mịa, đã thế, đây đếch thèm. Bỏ luôn!”

(Miệng thì nói thế mà tay thỉnh thoảng không chịu được, vẫn phải lạch xạch vào facebook nghe ngóng)


Rồi bỗng dưng, một ngày, nó xuất hiện, như một cơn bão. Cơn bão màu cam. Cuốn hắn ra khỏi buồn chán, giật phăng sự do dự (đi hay không đi, gặp hay không gặp, nói thật hay vẫn im lặng, mất tiền hay không mất tiền) và ném thẳng hắn xuống địa điểm của buổi ra mắt.

Triển lãm “Không gian mới của MANGA - Nghệ thuật truyện tranh đương đại Nhật Bản”

Triển lãm thử nghiệm
“Không gian mới của MANGA - Nghệ thuật truyện tranh đương đại Nhật Bản”

Khi lật giở từng trang cuốn manga yêu thích, bạn – với trí tượng tượng phong phú – cùng nhân vật từng bước khám phá thế giới do tác giả tạo nên qua những khung tranh trên giấy thuần túy.

Nhưng, sẽ ra sao nếu bạn được sống trong không gian đó, được thỏa thích ngắm nhìn, tự do đi lại hết thế giới này sang thế giới khác. Bạn đang ở trong một căn phòng sang trọng, cổ điển và dường như nghe thấy âm thanh rì rào của biển vọng lại, bạn tiến lại nơi đó; thoắt một cái, bạn đã thấy mình đứng trên sân khấu như một rock star trước đám đông cuồng nhiệt đang reo hò cổ vũ…

Làm sao để tái hiện lại thế giới tưởng tượng kia từ không gian 2D trên giấy sang không gian thực tại 3D mà không làm mất đi sự tinh tế, sống động, đẹp như mơ và tràn đầy cảm xúc của manga?
Manga Realities


Hãy đến với triển lãm thử nghiệm về “Không gian mới của Manga – Nghệ thuật truyện tranh đương đại Nhật Bản” do Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản hợp tác với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam để có được câu trả lời cùng những trải nghiệm đầy bất ngờ thú vị.

Triển lãm tập trung giới thiệu 9 manga nổi bật từ năm 2000 (xem danh sách phía dưới). Có thể nói, đây sẽ là dịp ra mắt chính thức đầu tiên của những tác phẩm này với độc giả Việt Nam vì chưa có tác phẩm nào trong triển lãm lần này được dịch sang tiếng Việt. Triển lãm mở cửa tự do và được trang bị sách hướng dẫn miễn phí để khách tham quan có thể dễ dàng thưởng thức từng không gian riêng biệt.

Sau đây sẽ là thời gian/địa điểm, ý tưởng triển lãm và danh sách chi tiết các manga.

Một số hình ảnh tại “Hội thảo về truyện tranh Nhật Bản”

Chiều ngày 27/3/2011 vừa qua, tại Trung tâm Hợp tác Nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản VJCC đã diễn ra “Hội thảo về truyện tranh Nhật Bản”. Đây là chương trình hội thảo kết hợp giới thiệu và tư vấn du học tại Học viện thiết kế Yokohama. Hội thảo này đã thu hút được sự quan tâm và tham gia của đông đảo bạn trẻ. Sau đây là một số hình ảnh ghi nhanh.

1. Phần đầu tiên là giới thiệu văn hóa Nhật Bản qua truyện tranh và phim hoạt hình do giảng viên Fujiomi trình bày. Đáng quan tâm nhất là quy trình sáng tác truyện tranh và các hoạt động liên quan ở Nhật Bản.